Dienstag, 27. November 2012

Arsen im Grundwasser in Vietnam




http://www.idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/Anpham/Arsen/Mucluc.htm

http://www.idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/Anpham/Arsen/a21.htm

------------------------------
Eawag: Aquatic research http://www.arsenic.eawag.ch/pdf/berg02_arsenic_newfocus_e.pdf

-----------------------------

Millionen von Vietnamesen trinken arsenverseuchtes Trinkwasser

17. Januar 2011
Gesundheitsgefährdende Konzentrationen von Arsen und anderen toxischen Elementen könnten laut einer Studie das Trinkwasser von sieben Millionen Bewohnern des Delta des Roten Flusses in Vietnam kontaminieren. Forschern ist seit über zehn Jahren bekannt, dass das Grundwasser in Teilen Südostasiens natürlich vorkommendes Arsen enthält, und zwar in Konzentrationen, die über dem von der Weltgesundheitsorganisation (WHO) festgelegten unbedenklichen Maximalwert liegen. Michael Berg und Lenny Winkel von der Eawag und Kollegen von der Hanoi University of Science analysierten Proben aus 512 privaten Grundwasserbrunnen aus der gesamten Deltaregion einschliesslich der vietnamesischen Hauptstadt Hanoi. Die Autoren berichten, dass die Arsenkonzentration in 27 % der getesteten Brunnen über dem WHO-Standard liege, und dass 44 % der Brunnen gesundheitsgefährdende Konzentrationen des Elements Mangan enthielten, die zu einer Störung der neurologischen Entwicklung bei Kindern führen können. Die Forscher entwickelten ausserdem ein mathematisches Modell, mit dem anhand geologischer Daten dreidimensionale Kontaminations-«Risikokarten» erstellt werden können. Seit über hundert Jahren pumpt die wachsende Bevölkerung von Hanoi tiefe Grundwasserleiter an, die unterhalb des arsenverseuchten Grundwassers liegen. Diese Praxis, so die Autoren, habe aber dazu geführt, dass das Arsen tiefer sickere und auch die Trinkwasservorräte der Stadt verunreinige. Die Situation in Vietnam verdeutlicht den Autoren zufolge die Langzeitfolgen der Wassergewinnung aus tieferen Quellen. Andere Trinkwasserressourcen und Technologien zur Wasseraufbereitung würden eine nachhaltigere Strategie darstellen.
1-klVerbreitung von As-Werten über dem WHO-Richtwert im Delta des Roten Flusses in Tiefenintervallen von 10 m in 3D.
2.jpgGrundwasser ist die Haupttrinkwasserquelle im Delta des Roten Flusses (Vietnam).
3.jpgArsenvergiftung führt zu Hautläsionen und verschiedenen Krebsarten.
4.jpgWahrscheinlichkeit, dass die natürliche Arsenkonzentration im Grundwasser im Delta des Roten Flusses gesundheitsbedenkliche Werte erreicht.
5.jpgDelta des Roten Flusses - Satellitenbild
6.jpgWissenschaftler auf dem Gebiet diskutieren die Folgen der Grundwasserverschmutzung mit Arsen in Vietnam.






(VOV) - Hơn 100 hộ dân thuộc dự án nhà để bán thôn Phú Mỹ (Mỹ Đình – Hà Nội) đã 5 năm nay vẫn ngóng trông nước sạch về tới khu nhà mình...



Mua nhà tiền tỷ, dùng nước nhiễm asen…
Tìm đến cụm dân cư dự án nhà để bán thuộc thôn Phú Mỹ (Mỹ Đình – Hà Nội) vào sáng 18/9 thấy hàng trăm hộ dân ở khu nhà NO1, NO2, NO3, NO4, NO5 đồng loạt treo băng rôn với nội dung: “Vô trách nhiệm với sức khỏe người dân”, “Công ty CPĐT BĐS Hà Nội cấp nước nhiễm Asen” mới thấy rõ bầu không khí gay gắt, bức xúc của người dân nơi đây.
Người dân treo băng rôn trên tòa nhà NO1 bày tỏ sự búc xúc với chủ đầu tư
Theo phản ánh của chị Hoàng Bảo Thoa (phòng 602 – NO1) gia đình chị chuyển về sống tại đây từ năm 2008, sử dụng nguồn nước do Công ty CPĐT BĐS Hà Nội cung cấp. Tuy nhiên, từ đó đến nay không chỉ riêng gia đình chị mà nhiều hộ dân xung quanh đều phải sử dụng nguồn nước giếng khoan.
“Thời gian đầu mới chuyển về sống ở đây nước vẫn còn trong, nhưng chỉ sau 1 – 2 tháng thì đột nhiên nước đổi màu, nhiều hôm nước có màu đen như nước cống. Có hôm, quần áo được giặt xong trong máy giặt, tôi chuẩn bị lấy ra để phơi thì phát hiện toàn bộ quần áo chuyển màu đen kịt do giặt trong nước quá bẩn mà không biết, đành phải đổ mẻ quần áo đó đi” – chị Thoa cho biết.
Nhận thấy nguồn nước bị vẩn đục quá nhiều, không đảm bảo sinh hoạt từ năm 2010 – 2011, người dân nhiều lần phản ánh lên Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hà Nội (CPĐT BĐS Hà Nội - thuộc  Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội) để thau, rửa. Tuy nhiên, đại diện phía công ty luôn khẳng định “Trạm xử lý và cung cấp nước là hạng mục thuộc dự án khu nhà ở để bán tại xã Mỹ Đình đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt và  thi công đúng thiết kế”, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho người dân.
Song, chỉ sau 1 tháng nước lại chuyển màu, nổi váng. Trước sự búc xúc của người dân, nhiều cuộc họp giữa người dân và đại diện công ty CPĐT BĐS Hà Nội được diễn ra, sau đó công ty cho người đến làm sạch đường ống thì nước lại trong trở lại.
Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, tình trạng trên tiếp tục được lặp lại. Không yên tâm về nước sinh hoạt luôn trong tình trạng bị vẩn đục, chuyển màu, sau khi chuyển đến ở một thời gian, nhiều hộ gia đình đã tự mua hệ thống bình lọc RO, hay Nano để có nước sạch cho ăn uống.
Các gia đình khác không có điều kiện lắp đặt máy lọc vẫn phải dùng nước trực tiếp từ bể của tòa nhà chảy xuống.


Kết quả xét nghiệm mẫu nước của gia đình anh Hải cho thấy hàm lượng Asen cao gấp 41,6 lần so với mức cho phép
Anh Đỗ Tiến Trường (phòng 602 – NO1) gay gắt nói: “Trong hợp đồng mua nhà của họ ghi rõ ràng rằng Công ty CPĐT BĐS Hà Nội có một trạm xử lý nước, sau khi có đường nước sạch chạy vào thành phố về đến khu này thì họ sẽ đấu nối. Rất nhiều lần chúng tôi kêu gọi hiện nay nước sông Đà đã về đến đây rồi, đề nghị công ty đấu nối vì nước của công ty cung cấp quá bẩn, không sinh hoạt được. Nhưng họ đưa ra lý do, nếu đấu nối thì sẽ là hạng mục phát sinh do đó yêu cầu người dân đóng góp. Như thế là vô lý”.
Trong một lần vô tình đem mẫu nước đi xét nghiệm, một hộ gia đình đã nhận được kết quả cho thấy hàm lượng Asen gấp 37 lần mức cho phép. Quá hoảng sợ và bất ngờ, nhiều gia đình tiếp tục lấy mẫu nước tại gia đình đi xét nghiệm và đều cho kết quả nhiễm Asen ở mức cao. Cá biệt, ngày 10/9 anh Nguyễn Mạnh Hải (Phòng 804 – NO1) gửi mẫu nước đi xét nghiệm thì nhận được kết quả cao 41,6 lần so với mức cho phép.
Trước những bức xúc của người dân, ngày 8/9 một cuộc họp khẩn giữa cụm dân cư 5 tòa nhà và Công ty CPĐT BĐS Hà Nội diễn ra, đại diện phía công ty vẫn khẳng định “chất lượng nước đảm bảo từ năm 2007 đến 8/9/2012 theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành. Cam kết thành lập tổ thí nghiệm nước gồm chủ đầu tư, đơn vị thi công, đại diện tổ dân phố lấy mẫu và ký biên bản xét nghiệm nước”.
Tuy nhiên, đến 19h ngày 10/9, có người dân vô tình đi tập thể dục ngang qua thì phát hiện thấy một số người chở 4 thùng hóa chất đổ vào trạm nước. Sau đó người dân đã báo lại cho công an huyện Từ Liêm đến bắt giữ. Số hóa chất còn lại đã được người dân và đơn vị quản lý tòa nhà niêm phong dưới sự chứng kiến của các cơ quan chức năng. 

“Họ đã hành động không chấp nhận được. Mục đích của họ là làm giảm tối đa hàm lượng Asen trong nước, để hôm sau xét nghiệm và không có chất Asen trong nước như kết quả chúng tôi nhận được. Và nói  rằng chúng tôi đã hầm lẫn, nước của họ đảm bảo, không hề chứa Asen, người dân cứ yên tâm mà dùng”, chị Thoa bày tỏ.

Đỏ mắt mong nước sạch về nhà
 Trước phản ứng gay gắt của người dân, đơn vị chủ đầu tư là Công ty CPĐT BĐS Hà Nội vẫn một mực khẳng định nguồn nước đơn vị cung cấp đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành. Đồng thời công ty sẽ thành lập tổ thí nghiệm nước để lấy mẫu nước đi xét nghiệm. 
Về yêu cầu đấu nối và sử dụng nguồn nước sạch người dân, phía Công ty này cho rằng việc đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch sông Đà nằm ngoài chi phí dự án. Vì vậy, Ban lãnh đạo công ty đã thống nhất mỗi hộ dân cư đóng 3 triệu đồng và “Phần kinh phí còn lại do công ty có trách nhiệm thanh toán”.

Song các cụm dân cư đều không nhất trí với phương án của công ty đưa ra. Anh Trường cho hay: “Ngay từ khi đến đây ở, chúng tôi đã phải trả rất nhiều loại phí dịch vụ, từ phí vệ sinh, gửi xe … trong đó có cả phí hệ thống hạ tầng xây dựng đường ống dẫn nước thì không có lý do gì họ bắt chúng tôi phải bỏ thêm một khoản tiền nữa. Như vậy thật quá phi lý”.

Xô, chậu được các gia đình huy động một cách tối đa để chứa nước sạch
Trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm nước từ phía Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hà Nội, đơn vị này đã chủ động mua nước sạch của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco – Nhà máy nước Mai Dịch, vận chuyển bằng xe téc, cung cấp cho các hộ dân từ ngày 11/9. 
Nhưng theo ý kiến của anh Nguyễn Minh Thành (phòng 401)  lượng cung cấp nước sạch mỗi ngày không đủ cho gần 500 người sinh sống tại các tòa nhà. Nhất là các hộ ở tầng 7 và 8 vì nước không đủ mạnh để bơm lên các tầng cao. Tình trạng mất nước từ tối đến sáng sớm vẫn thường xuyên diễn ra, làm sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.
“Như nhà chị Ngọc ở phòng 403 mới sinh con gái được 9 tháng tuổi, mặc dù gia đình đã lắp đặt hệ thống lọc nước Nano, hàng ngày vẫn dùng nguồn nước này để pha sữa cho con. Sau khi biết được kết quả xét nghiệm cho thấy Asen vượt 37 lần so với mức cho phép, chị Ngọc đã ngất xỉu”, anh Thành cho biết thêm.
Để đối phó với nguồn nước nhiễm Asen nặng, nhiều hộ dân phải mua các bình nước lọc 20 lít để nấu nướng hàng ngày, còn tắm giặt, hay các sinh hoạt khác vẫn dùng nguồn nước từ Công ty CPĐT BĐS Hà Nội cung cấp.
Xô, chậu cũng được các gia đình huy động một cách tối đa để chứa nước sạch, tiết kiệm từng giọt để nấu ăn.
Thậm chí, nhiều hộ còn mua bông gòn cho vào khăn màn bịt vào đầu ống dẫn nước để lọc nước./.
Theo Từ điển Bách khoa dược học xuất bản năm 1999, Thạch tín là tên gọi thông thường dùng chỉ nguyên tố Asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất oxit của Asen hoá trị III (As2O3). Oxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc. Khi uống phải một lượng thạch tín (As2O3) bằng nửa hạt ngô, người ta có thể chết ngay tức khắc.
Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ theo mức độ bị nhiễm và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ... Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất





    Theo Từ điển Bách khoa dược học xuất bản năm 1999, Thạch tín là tên gọi thông thường dùng chỉ nguyên tố Asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất oxit của Asen hoá trị III (As2O3). Oxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc. Khi uống phải một lượng thạch tín (As2O3) bằng nửa hạt ngô, người ta có thể chết ngay tức khắc.
    Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ theo mức độ bị nhiễm và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ... Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất



                                          -------------------------------------------------------------------

      Nhiễm Asen trong nước ngầm tại Hà Nội: Nguy cơ cần cảnh báo

      Thứ Hai, 08/10/2012 - 17:19

      Khảo sát hiện trạng nước ngầm trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy ở đây đều nhiễm Asen, tuy nhiên không đồng đều.
       >> Hàng trăm hộ dân phải dùng nước nhiễm độc Asen

      Thời gian vừa qua, câu chuyện về hàng trăm hộ dân thuộc cụm dân cư khu nhà ở N01, N02, N03, N04, N05 thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (Hà Nội) phát hiện ra nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm Asen khiến dư luận xôn xao.

      Tuy nhiên, một thực tế cho thấy không phải đến bây giờ vấn đề nước nhiễm Asen vượt mức cho phép mới được phát hiện. Mức độ nguy hại này đã được đề cập cách đây hàng chục năm. Song, kinh tế - xã hội phát triển nhanh cùng với sự gia tăng về dân số ở thủ đô Hà Nội thì việc đáp ứng nhu cầu về nước sạch, nước đảm bảo vệ sinh cho người dân chưa được đảm bảo.






      Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng trên, biện pháp nào để khống chế hiệu quả được lượng Asen trong nước sinh hoạt? PV đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Trần Hồng Côn, Chủ nhiệm bộ môn công nghệ hóa học (khoa Hóa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐHQG Hà Nội) về vấn đề này.

      PGS.TS Trần Hồng Côn
      PGS.TS Trần Hồng Côn

      Xin ông cho biết, Asen là chất gì? Cơ chế nào sinh ra Asen trong nước ngầm?

      PGS.TS Trần Hồng Côn: Asen hay còn gọi là thạch tín. Cách đây 3000 - 4000 năm, con người đã biết đến thạch tín và được liệt vào chất cực độc. Vì thế các cụ ta mới có câu “nhất nhân ngôn (Cyanua), nhì thạch tín”, nếu ngộ độc một hai thứ đó thì vô phương cứu chữa. Tuy nhiên, thạch tín lại không phải là nguyên tố hiếm mà phân bố với hàm lượng tương đối lớn trên vỏ trái đất, tồn tại dưới dạng ít tan và hầu như không tan.

      Trước đó công nghệ chưa phát triển nên ta chưa phát hiện và phân tích được độ nhiễm Asen. Thêm nữa, kinh tế xã hội ngày càng phát triển cộng với sự gia tăng dân số nhanh thì việc sử dụng nguồn nước giếng khơi, nước mặt không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Trong khi nguồn nước mặt này ngày càng ô nhiễm, người dân phải chuyển sang khai thác nước ngầm vì nước ngầm không bị ô nhiễm vi sinh vật, hầu như là vô trùng, các chất hữu cơ không có.

      Cách đây hàng chục năm, trên thế giới đã có nhiều nước dùng nước ngầm để sinh hoạt, đặc biệt là nước Bangladesh - quốc gia bị coi là nhiễm Asen nghiêm trọng nhất thế giới. Nhưng tại thời điểm đó chúng ta chưa phát hiện và phân tích được độ nhiễm Asen.

      Đến khi phát hiện ra trên quốc gia này có nhiều bệnh do Asen gây ra, thì lúc đó người ta mới chú ý đến và đi tìm Asen là chất như thế nào?

      Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, người ta tiếp tục phát hiện ra một loạt các vùng đồng bằng như Đồng bằng sông Hồng, sông Mê Kông bắt nguồn từ nam dãy núi Hymalaya cả khối địa chất, địa mạo đó gần gần giống nhau nên có nguy cơ nhiễm Asen cao.

      Đến khi chúng tôi tiến hành khảo sát tập trung vào những đồng bằng các sông lớn như đồng bằng sông Hồng, ĐB sông Mã, ĐB sông Cửu Long cho thấy ở đây đều nhiễm Asen trong nước ngầm, nhưng nhiễm không đồng đều và có hình da báo tức là chỗ nhiễm nặng, chỗ lại nhiễm ít hơn. Vì theo cơ chế: mưa xối xuống núi, phong hóa các chất, tạo thành phù sa, phù sa theo các sông chảy về bồi tích thành đồng bằng, đồng bằng tích lũy các chất như Asen 5 và kết tủa của nó cộng với lá cây phân hủy tạo thành yếm khí do đó không giải phóng được Asen trong nước ngầm.

      Mặt khác ở vùng núi chứa nhiều quặng Sunfua và Asennua, nên hầu hết nước ngầm ở đồng bằng đều có nguy cơ ô nhiễm. Còn vùng núi chỉ có những vùng khai thác vàng hay khai thác quặng sunfua đa kim thì nước suối tại một số khu vực đó có nguy cơ ô nhiễm, nhưng nguy cơ này theo mùa. Ví dụ về mùa khô thì ô nhiễm nặng hơn, mùa mưa ít hơn vì nước suối đã cuốn trôi nên ô nhiễm nhẹ. Nhưng độ nhiễm Asen trong nước ngầm lại tương đối ổn định.

      Mức độ nhiễm Asen trên địa bàn TP Hà Nội như thế nào, thưa ông?

      Chúng tôi đã nghiên cứu, khảo sát hiện trạng nhiễm Asen trong nước ngầm ở khu vực Hà Nội liên tục từ năm 1998 đến 2000. Sau đó công bố bản đồ nhiễm Asen trên địa bàn TP vào năm 2001 trên tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường của Mỹ. Đến nay đơn vị vẫn tiến hành nghiên cứu thường xuyên vì nước ngầm hầu như không thay đổi.

      Khảo sát hiện trạng nước ngầm trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy ở đây đều nhiễm Asen. Chỉ có điều, thứ nhất là mức độ nhiễm không đồng đều mà theo hình da báo, tức chỗ nhiễm nặng, chỗ lại nhiễm ít hơn, có những mũi khoan vào nước ngầm chứa chất Asen dưới mức cho phép.

      Thứ hai là ở dưới những tầng nước tuổi càng cao, càng sâu thì mức độ nhiễm Asen thấp hơn tầng trên.

      Tiến hành khảo sát hiện trạng nhiễm Asen trong tám điểm giếng đang khai thác nước ngầm phục vụ các nhà máy nước của Hà Nội cho thấy hàm lượng Asen trong nước ngầm không đảm bảo an toàn mà lúc lên lúc xuống, không kiểm soát được.

      Cho đến bây giờ chưa có nhà máy nước nào lắp thêm công đoạn xử lý Asen, chính vì vậy không kiểm soát được hàm lượng Asen trong nước.

      Sử dụng nước bị nhiễm Asen quá mức cho phép trong một thời gian dài thì cơ thể bị phơi nhiễm Asen mãn tính. (Ảnh do PGS.TS Trần Hồng Côn cung cấp)

      Vì sao nước ngầm sinh hoạt đã qua xử lý tại các nhà máy nước như Hạ Đình, Pháp Vân, Yên Phụ vẫn cho kết quả hàm lượng Asen cao hơn mức cho phép như vậy?

      Chúng tôi xác định trong nước ngầm ở đồng bằng sông Hồng có lượng sắt nhiễm tương đối cao, nước rất đục, không thể ăn uống, tắm giặt được nên hầu hết các gia đình khi đào giếng khoan đều xây bể lọc cát để lọc lấy nước trong. Bằng cách xử lý truyền thống là qua bể lọc cát sắt bị oxi hóa kết tủa lại, đọng lại trong cát, Asen cũng bị thu vào đó mà giảm đi nhiều. Vì sắt là chất hấp thị tốt nhất đối với Asen, đồng thời kéo Asen đi. Nên nguy cơ Asen còn tồn trong nước giảm. Nếu như hàm lượng sắt đủ lớn thì nó sẽ làm giảm hàm lượng Asen tới 90%, còn thông thường nó có thể đạt từ 30 - 70 %.

      Như vậy, có thể nói công nghệ xử lý nước cấp của chúng ta hiện nay có xử lý Asen nhưng không chủ định.

      Chính vì vậy những nguồn nước ngầm nhiễm Asen nặng, nước sau khi xử lý để cấp cho sinh hoạt có thể không xử lý được Asen đạt yêu cầu ở mức độ an toàn, hoặc có lúc thấp, có lúc vượt, chưa kiểm soát được...

      Vì xử lý Asen không chủ định nên  ta thấy có một “nghịch lý": các bể lọc nước nếu để lâu ngày tích lũy được nhiều Hydroxit sắt thì khả năng xử lý Asen tốt hơn. Trong khi đó bể lọc cần  được thường xuyên rửa để khả năng lọc nước tốt và nhanh hơn, tăng thêm khả năng lọc sắt, nhưng khả năng giữ Asen lại giảm khiến lượng Asen còn lại trong nước cấp có thể cao hơn.

      Tại các nhà máy nước hiện nay vẫn giữ công nghệ lọc nước truyền thống, lọc sắt là chính, lọc Asen một cách không chủ định. Lượng Asen trong nước ngầm ở mỗi khu vực lại khác nhau, nên vẫn cùng cách xử lý đó, nếu ở nơi có hàm lượng Asen cao thì nước sau xử lý cũng cao hơn và ngược lại.

      Ông có bất ngờ trước thông tin người dân tại cụm dân cư Phú Mỹ (Mỹ Đình – Hà Nội) cho biết nước nhiễm Asen vượt ngưỡng cho phép hơn 40 lần? Mức độ vượt quá ngưỡng như vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe người dân?

      Con số này khiến tôi rất bất ngờ. Vì ngay trong nguồn nước bình thường (tức là nguồn nước dùng cho mục đích sinh hoạt) không phải nước ngầm có hàm lượng Asen 0,3mg/l (gấp 30 lần) trên thế giới người ta đã khuyến cáo đóng cửa giếng vì rủi ro rất lớn. Thế nhưng hàm lượng Asen lên tới hơn 40 lần, trong khi người dân đã sống ở đây mấy năm mà vẫn cứ dùng khiến tôi rất ngạc nhiên.

      Theo khuyến cáo của WHO, nước bị coi là nhiễm độc Asen là nước có hàm lượng Asen từ 0,01mg/lít trở lên. Sử dụng nước bị nhiễm Asen quá mức cho phép trong một thời gian dài thì cơ thể bị phơi nhiễm Asen mãn tính.

      Asen là tác nhân gây ra 19 loại bệnh khác nhau, trong đó đặc biệt là bệnh ung thư­ da và ung thư­ phổi. Người uống nước nhiễm Asen lâu ngày sẽ có các đốm sừng trên thân thể hay các đầu chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hóa da, gây sạm và mất sắc tố, từ đó dẫn đến hoại da hay ung thư­ da.

      Bệnh sừng hóa thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn tay. Tình trạng nhiễm asen lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang, thận).

      Trường hợp mãn tính cho đến bây giờ chưa có thuốc nào chữa được. Với trường hợp uống nước nhiễm Asen lâu ngày, chưa phát hiện ra ung thư thì mới có phác đồ điều trị là cách ly bệnh nhân ra khỏi nguồn nước ô nhiễm, uống vitamin để cơ thể tự đào thải độc tố ra ngoài.

      Trong trường hợp ngộ độc cấp tính như bị đầu độc, uống phải một liều lượng thạch tín nhất định khi đó Asen vào cơ thể làm tan hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da vàng, các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxi, nên chỉ sau 24 – 36 tiếng sẽ tử vong.


      Trước đó, người dân ở Phú Mỹ đã phát hiện phía đơn vị cấp nước đã thuê người đổ hóa chất vào trạm nước. Phía đơn vị cấp nước thừa nhận hóa chất đó là nước Javel và được phép dùng trong nước giếng khoan. Cách xử lý này có đúng không, thưa ông?

      Nước Javel dùng để xử lý nước chỉ có mục đích tiệt trùng, là một bước đệm cho việc xử lý Asen chứ chưa thể xử lý được gì. Nếu cứ đổ ồ ạt vào mà không theo mức độ cho phép thì với lượng dư của chất oxi hóa đó sẽ gây ngộ độc theo một cơ chế khác.

      Nếu lượng Clo trong nước nhiều quá, khi mở ra ta hín vào thì lượng oxi hóa đó theo cơ thể chạy vào vào trong phổi, gây tức thở, ho thậm chí nếu tiếp xúc lâu khiến các phế nang bị thương tổn, dẫn đến chảy nước vàng hay còn gọi là hiện tượng tràn dịch màng phổi.

      Nếu chất Javel trong nước cao quá có thể gây mẩn ngứa, gây tổn thương những điểm trên da.

      Theo ông, làm thế nào để khắc phục triệt để tình trạng nước ngầm bị nhiễm Asen trong điều kiện hiện nay?

      Theo cách vĩ mô, để lượng Asen trong nước sinh hoạt ở mức cho phép, ở mỗi nhà máy nước cần cải tiến công nghệ lọc nước, có thêm công đoạn xử lý Mangan và Asen ngay tại nguồn cấp nước.

      Còn đối với các hộ dân nếu có nước giếng khoan cần kiểm tra nước giếng trước khi dùng để ăn uống. Không ăn uống nước giếng khoan bị nhiễm Asen chưa qua xử lý.


      Với biện pháp trước mắt chúng có thể yên tâm sử dụng bộ lọc Asen tại nhà đối với nước dùng cho ăn uống.

      Xin cảm ơn ông./.

      Theo Kim Anh
      VOV Online